Hệ thống Nhà Thuốc Việt
SỨC KHỎE CHO GIA ĐÌNH VIỆT

Hướng dẫn cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà

Bài viết được thực hiện bởi Dược sĩ Nguyễn Thị Thu Hiền

Theo thống kê của Bộ Y tế, có đến 70% bệnh nhân mắc sốt xuất huyết có thể điều trị tại nhà khi đã có chẩn đoán và chỉ định của bác sĩ. Do đó, biết cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà là điều quan trọng giúp bạn điều trị thành công sốt xuất huyết, cũng như phòng tránh những biến chứng khôn lường của căn bệnh này. 

 Hướng dẫn điều trị sốt xuất huyết tại nhà

Hướng dẫn điều trị sốt xuất huyết tại nhà

Có nên điều trị sốt xuất huyết tại nhà

Sốt xuất huyết được ghi nhận lần đầu tiên vào thế kỷ XIII. Đến nay, căn bệnh này đã lan rộng ra 100 quốc gia với hơn 50 - 100 triệu ca mỗi năm trên toàn cầu. Dù đã hơn 2 thế kỷ trôi qua, nhưng đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị cho căn bệnh này. Do đó, phát hiện sớm và điều trị tốt triệu chứng để tránh dẫn đến chuyển biến nặng là điều quan trọng trong chữa trị sốt xuất huyết. 

Tùy theo mức độ bệnh, tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ có hướng điều trị khác nhau. Thông thường, khi bệnh ở mức độ nhẹ bạn sẽ được cho về nhà để điều trị. Chỉ khi bệnh ở mức độ nặng, hoặc chuyển biến nặng mới cần theo dõi và điều trị tại bệnh viện. Đó là lý do vì có đến 70% bệnh nhân bị sốt xuất huyết có thể điều trị tại nhà (theo thống kê của Bộ Y tế)

>>> Xem thêm bài viết liên quan: Sốt xuất huyết nên ăn gì để tăng tiểu cầu

Cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà theo hướng dẫn của bộ Y tế

1. Theo dõi thân nhiệt

Sốt là một trong những triệu chứng đặc trưng của sốt xuất huyết. Không giống như sốt thông thường, sốt xuất huyết đặc biệt với 3 điểm sau:

  • Sốt đột ngột
  • Sốt cao lên đến 39 - 40oC, có khi còn cao hơn. 
  • Sốt miên man, liên tục. Khi dùng thuốc chỉ giảm được nhiệt trong thời gian ngắn rồi sốt lại. 

 Theo dõi thân nhiệt là điều quan trọng khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà

Theo dõi thân nhiệt là điều quan trọng khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà

Vì những đặc tính trên, nên theo dõi nhiệt độ trong sốt xuất huyết là điều rất quan trọng để theo dõi bệnh tình và tiến triển của bệnh. Thông thường, triệu chứng sốt sẽ kéo dài từ 2 - 7 ngày. Bạn cần thường xuyên đo thân nhiệt bằng nhiệt kế để biết chính xác nhiệt độ. 

Kèm theo đó có thể xuất hiện triệu chứng phát ban, xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, nôn ói,... Nhưng, dù có xuất hiện những triệu chứng khác ngoài sốt hay không, bạn vẫn cần hết sức quan tâm đến sức khỏe. Vì vẫn có những trường hợp bị xuất huyết dù không có biểu hiện xuất huyết ngoài da. 

2. Dùng thuốc hạ sốt đúng cách

Như đã nói ở trên, sốt là triệu chứng đặc trưng của sốt xuất huyết. Do đó, duy trì thân nhiệt ổn định, không để sốt quá cao là điều quan trọng trong quá trình điều trị sốt xuất huyết.

Paracetamol (Acetaminophen) là thuốc hạ sốt được chỉ định đầu tay trong điều trị sốt xuất huyết. Chắc chắn khi được chẩn đoán sốt xuất huyết, bạn sẽ được bác sĩ hoặc dược sĩ hướng dẫn rất chi tiết về cách dùng Paracetamol. Nhưng có một số lưu ý bạn cần quan tâm như sau:

  • Không được dùng quá nhiều, và quá gần nhau giữa các lần uống. Trung bình khoảng cách giữa 2 lần dùng Paracetamol là 4 - 6 giờ.
  • Khi đã dùng thuốc dạng viên uống, viên sủi thì không dùng thuốc dạng viên đặt và ngược lại. 
  • Không được tự ý tăng liều, kể cả người lớn hay trẻ em
  • Ưu tiên dùng viên sủi hoặc viên đặt để cho tác dụng hạ sốt nhanh hơn. 
  • Tốt nhất, bạn cần uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ

3. Phát hiện triệu chứng nặng

 Lưu ý những triệu chứng sốt xuất huyết nặng khi điều trị tại nhà

Lưu ý những triệu chứng sốt xuất huyết nặng khi điều trị tại nhà

Trong sốt xuất huyết, triệu chứng điển hình thứ 2 khiến nhiều người e ngại bên cạnh sốt là xuất huyết. Đa số ca bệnh nặng trong sốt xuất huyết đều do không phát hiện kịp thời xuất huyết. Thông thường, từ ngày 3 đến ngày thứ 7 phát bệnh sẽ bắt đầu có biểu hiện xuất huyết như:

  • Da nổi chấm đỏ khắp người, hoặc màu bầm tím dưới da. 
  • Chảy máu chân răng, chảy máu chân răng
  • Niêm mạc mắt đỏ 
  • Phân có màu đen nếu có xuất huyết ở đường tiêu hóa
  • Lưu ý: một số trường hợp vẫn có khả năng xuất huyết dù không có biểu hiện lâm sàng đặc trưng

Giai đoạn này người bệnh vẫn tiếp tục sốt, người mệt mỏi hơn so với lúc trước. Một số trường hợp giảm sốt đột ngột. Do đó, nếu những biểu hiện trên trở nặng hơn bình thường bạn cần đến bệnh viện gần nhất để được xử lý kịp thời. Điều này đặc biệt quan trọng với trẻ nhỏ, khi các bé có biểu hiện chảy máu cam, đi ngoài ra máu, đau bụng dữ dội, nôn ói liên tục, mở màng, co giật, tím tái, khó thở,…

4. Nghỉ ngơi hợp lý - ăn uống đủ chất

Nghỉ ngơi hợp lý giúp người bệnh chiến đấu với sốt xuất huyết tốt hơn. Trong quá trình dưỡng bệnh, bạn cần có một số lưu ý sau: 

Nghỉ ngơi hợp lý

  • Chọn một nơi thoáng mát để nghỉ ngơi. 
  • Bệnh nhân nên đi lại, vận động nhẹ nhàng, nhưng không được gắng sức.
  • Ngủ màn (mùng) kể cả ban ngày. 
  • Với các bé nhỏ, tuyệt đối không đưa bé ra mưa, nắng, nơi đông người. 
  • Vệ sinh hàng ngày, lau người bằng nước ấm, không nên tắm bằng nước lạnh
  • Mặc đồ rộng rãi, thoáng mát, thay đồ mỗi ngày

Ăn uống đủ chất

  • Ưu tiên món ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa như cháo, súp
  • Ăn đa dạng các nhóm chất: thịt, cá, rau, củ, quả, …
  • Hạn chế ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ làm khó tiêu,
  • Không dùng rượu, bia, nước ngọt khi đang điều trị bệnh
  • Không ăn quá no trong 1 lần ăn, nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày

5. Bù nước và điện giải

Sốt, máu đặc hơn, xuất huyết làm bệnh nhân sốt xuất huyết cần bù nước và điện giải đã mất. Do đó, bạn cần thường xuyên bổ sung nước cho bệnh nhân. Nhưng lưu ý không uống một lần quá nhiều, và uống nhiều lần trong ngày. 

 Cần bù nước và điện giải bằng đường uống khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà

Cần bù nước và điện giải bằng đường uống khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà

Để bổ sung điện giải, bạn có thể uống thêm nước chanh, nước cam, nước khoáng. Có thể dùng oresol pha theo hướng dẫn của nhà sản xuất để sử dụng. Cần uống từ từ, thong thả, vì uống một lần quá nhiều có thể gây nôn, làm đầy bụng. 

Tuyệt đối không được tự ý truyền dịch tại nhà vì có nguy cơ dẫn đến phù nề, suy hô hấp, sốc dị ứng, nguy hiểm đến tính mạng

Mong rằng, qua bài viết trên Nhà thuốc Việt đã giúp bạn điều trị sốt xuất huyết tại nhà một cách dễ dàng hơn. Cùng với những lưu ý trên giúp bạn phát hiện sớm triệu chứng xuất huyết nặng để có hướng xử lý kịp thời. 

Trong quá trình điều trị bệnh, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến sốt xuất huyết, hãy liên hệ trực tiếp với DƯỢC SĨ của Nhà thuốc Việt để được tư vấn nhanh chóng nhất, bằng một trong những hình thức sau:

– Hotline: 0985508450

– Zalo: 0985508450

– Website: Nhathuocviet.vn

– Zalo OA:  https://zalo.me/2326937184300810408

Địa chỉ:

  • Nhà Thuốc Việt số 1: 596 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, Tp.HCM
  • Nhà Thuốc Việt số 2: 979 Phan Văn Trị, Phường 7, Quận Gò Vấp, Tp.HCM

Hệ thống Nhà Thuốc Việt luôn sẵn sàng phục vụ và đồng hành cùng bạn để tìm ra giải pháp phù hợp nhất với bạn.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!

Nguồn tham khảo: 

 

Tin tức mới nhất

Tin tức nổi bật