Hệ thống Nhà Thuốc Việt
SỨC KHỎE CHO GIA ĐÌNH VIỆT

Cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày hiệu quả, an toàn

Nhiệt miệng còn được gọi là viêm miệng là một bệnh lý phổ biến có thể xảy ra ở mọi độ tuổi và mọi đối tượng. Mặc dù không gây nguy hiểm tới sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hằng ngày đặc biệt là trong việc ăn uống và giao tiếp, gây cảm giác đau đớn và khó chịu cho người bệnh. Để nhanh chóng chấm dứt tình trạng này thì trong bài viết này bạn hãy cùng Dược Sĩ Nhà Thuốc Việt tìm hiểu các cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày hiệu quả, an toàn nhé!
Cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày hiệu quả, an toàn

Biểu hiện bệnh nhiệt miệng

Biểu hiện bệnh nhiệt miệng là tình trạng niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng to 1 đến 2mm, đốm trắng to và hơi mọng nước vài ngày sau đồng loạt vỡ tạo ra các vết loét đôi khi có những vết loét rất to có thể lên đến 10mm, nó gây ảnh  hưởng rất nhiều đến quá trình sinh hoạt, quá trình giao tiếp. Các nốt nhiệt thường có các dạng khác nhau như:

  • Nhiệt miệng thể nhỏ: Dạng này tổn thương thường loét nông gây đau, riêng biệt từng nốt đường kính từ 3mm đến 5mm xuất hiện ở môi, má, nền miệng dạng này thường khỏi sau 7 đến 10 ngày và ít để lại sẹo
  • Nhiệt miệng thể lớn: Tình trạng này thì ít gặp, các vết loét trong trường hợp này thường lớn từ 1cm đến 3cm sâu hơn và bờ nổi cao hơn và có thể tập trung lại thành nhóm ở môi, hàm ếch mềm. Nếu bạn gặp phải tình trạng này sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều và tổn thương kéo dài có thể đến 6 tuần khi khỏi thì sẽ để lại sẹo.
  • Nhiệt miệng Herpes: dạng này ít gặp phải tổn thương từ 1mm đến 3mm nhưng tập trung thành đám và những đám này có thể tập trung theo diện nhỏ và cũng có thể theo diện rộng.
Biểu hiện của bệnh nhiệt miệng

Khi bạn gặp phải vấn đề về nhiệt miệng bạn cần biết chính xác tình trạng bệnh của mình, kiểm tra xem mình đang mắc ở dạng nào để biết cách điều trị hợp lý.

Cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày

Nhiệt miệng thường kéo dài khoảng 1 tuần gây khó chịu cho người bệnh. Dưới đây là một số cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày bạn có thể tham khảo và áp dụng:

  • Dùng mật ong 

Mật ong có tác dụng chống viêm kháng khuẩn chống nhiễm trùng thứ cấp giúp các vết nhiệt miệng không bị sưng đỏ và bỏng rát chỉ cần bôi trực tiếp mật ong lên vết nhiệt miệng từ 3 cho tới 4 lần trên một ngày sau 1 ngày bạn sẽ cảm nhận sự khách biệt rõ rệt. 

  • Dùng nước muối 

Nước muối tuy không phải là cách trị nhiệt miệng trong một ngày đã thấy hiệu quả nhưng lại rất an toàn sẽ thực hiện và không tốn kém nước muối có tính sát khuẩn cao an toàn và lành tính súc miệng bằng nước muối ấm hàng ngày sẽ làm giảm đau rát ở vị trí nhiệt miệng.

 

 Trị nhiệt miệng bằng nước muối

>>>Xem thêm: Nước súc miệng Valentine

  • Dùng baking soda 

Baking soda giúp cân bằng độ PH trong khoang miệng giảm viêm nhanh lành vết nhiệt miệng cách pha dung dịch baking soda để súc miệng rất đơn giản hòa tan 5 gam Baking  Soda với 230ml nước sau đó súc miệng trong khoảng 15 cho tới 30 giây rồi nhổ ra thực hiện khoảng 2 cho tới 3 lần trên một ngày.

  • Dùng trà hoa cúc

Trà hoa cúc có chứa levomenol và azulene đây là 2 chất có khả năng sát khuẩn và chống viêm hiệu quả chỉ cần dùng túi trà hoa cúc đắp lên vị trí bị nhiệt miệng trong vòng vài phút hoặc pha trà hoa cúc với nước ấm súc miệng 3 đến 4 lần một ngày cho tới khi khỏi nhiệt miệng.

  • Dùng rau ngót 

Lá rau ngót có chứa các thành phần có tác dụng tương đương với cây nhọ nồi có công dụng mát huyết Hoạt huyết giải độc cách chữa trị nhiệt miệng bằng lá rau ngót như sau: lấy một nắm lá rau ngót rửa sạch giã nát hoặc xay nhuyễn rồi lọc Lấy nước cốt và hòa với một ít Mật ong bôi dung dịch này lên vết nhiệt miệng 2 cho tới 3 lần trên một ngày bôi cho đến khi các nốt mụn Hoàn toàn biến mất thì dừng lại.

  • Dùng rau đắng

Rau đắng giàu vitamin C, chất xơ, flavonoid và saponin. Những chất này có tác dụng làm mát cơ thể, thanh nhiệt và giải độc, và hỗ trợ trong việc điều trị nhiệt miệng. Để sử dụng rau đắng, bạn có thể rửa sạch và giã nhỏ, sau đó lấy nước cốt từ rau đắng. Bạn có thể ngậm hoặc dùng tăm bông chấm nước cốt này lên vết loét trong vài phút. Ngoài ra, bạn cũng có thể phơi khô rau đắng và sắc lấy nước để uống thay trà, giúp chữa trị nhiệt miệng.

Trị nhiệt miệng bằng rau đắng

  • Dùng dầu dừa 

Dầu dừa có đặc tính kháng khuẩn tốt do chứa axit là uric tự nhiên cách chữa nhiệt miệng bằng dầu dừa rất đơn giản lấy một lượng dầu dừa nguyên chất vừa đủ bôi lên vết nhiệt miệng 3 đến 4 lần một ngày lưu ý hạn chế nuốt nước bọt sau khi bôi dầu dừa để nó có tác dụng bao phủ lên vị trí nhiệt miệng.

Tại sao bị nhiệt miệng liên tục 

Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có câu trả lời chính xác  cho câu hỏi tại sao hiện tượng nhiệt miệng liên tục. Mỗi người có thể trải qua những lý do khác nhau. Tuy nhiên, có một số yếu tố làm cho tình trạng nhiệt miệng xảy ra thường xuyên hơn.

  • Tổn thương niêm mạc miệng

Lớp da trong miệng rất mỏng và nhạy cảm, dễ bị tổn thương bởi các hành động không cẩn thận. Đánh răng quá mạnh, sử dụng bàn chải cứng, gắn răng giả không vừa vặn, ăn thức ăn cứng, khô xơ và các quá trình điều trị nha khoa có thể gây tổn thương. Thói quen mút mạnh/cắn má trong và cắn vào lưỡi hay các mô trong miệng cũng có thể gây lở loét. Chấn thương do thể thao cũng có thể góp phần vào tình trạng nhiệt miệng liên tục.

  • Kem đánh răng, nước súc miệng phù hợp 

Nếu bạn bị nhiệt miệng liên tục và đã thử mọi cách để ngăn ngừa, hãy xem xét các sản phẩm chăm sóc răng miệng bạn đang sử dụng. Kem đánh răng và nước súc miệng giúp loại bỏ mảng bám và làm hơi thở thơm. Tuy nhiên, nếu các sản phẩm này chứa sodium lauryl sulfate và cơ thể bạn nhạy cảm với thành phần này, nguy cơ bị nhiệt miệng liên tục là rất cao. Nếu bạn có tiền sử loét miệng và tái phát nhiệt miệng, hãy kiểm tra thành phần của các sản phẩm răng miệng. Chọn sản phẩm không chứa sodium lauryl sulfate có thể giúp cải thiện tình trạng nhiệt miệng.

Kem đánh răng, nước xúc miệng không phù hợp dẫn đến nhiệt miệng

>>> Xem thêm: 

 
  • Ăn nhiều thực phẩm cay, nóng, chứa nhiều axit

Ăn quá nhiều thực phẩm cay, nóng có thể làm tăng nguy cơ bị nhiệt miệng liên tục. Các loại trái cây có tính axit cao như cam, chanh, cà chua, táo, sung, dâu tây và dứa cũng có thể gây vết loét và tái phát nhiệt miệng. Nếu bạn bị nhiệt miệng, việc ăn những thực phẩm này thường xuyên có thể làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

  • Rối loạn nội tiết tố, căng thẳng, di truyền

Nhiệt miệng liên tục có thể do các vấn đề về rối loạn nội tiết tố, chu kỳ kinh, căng thẳng thần kinh và yếu tố di truyền. Sự thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh có thể làm tăng nguy cơ bị nhiệt miệng. Căng thẳng thần kinh thường xuyên cũng có thể gây ra vết loét và khiến tình trạng nhiệt miệng tái phát. Ngoài ra, yếu tố di truyền cũng có thể đóng vai trò trong việc xuất hiện nhiệt miệng liên tục.

  • Thiếu vitamin

Việc thiếu một số loại vitamin và chất dinh dưỡng như vitamin B12, kẽm, sắt và folate (axit folic) có thể là lý do tại sao bạn thường xuyên bị nhiệt miệng. Nhiệt miệng là một dấu hiệu cảnh báo rằng cơ thể bạn đang thiếu các chất dinh dưỡng này. Nếu viêm loét miệng tái phát liên tục, điều đó có nghĩa là cơ thể vẫn chưa được cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết. Vì vậy, cân nhắc cân bằng các chất dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày để giảm thiểu vấn đề này.

  • Rối loạn hệ thống miễn dịch

Nếu cơ thể không dung nạp hoặc dị ứng với gluten, nguy cơ bị nhiệt miệng cao và nhiệt miệng thường tái phát khi ăn thực phẩm chứa gluten. Các bệnh tự miễn dịch và rối loạn hệ thống miễn dịch khác như bệnh Crohn, bệnh Behcet, lupus ban đỏ và HIV/AIDS cũng có thể gây nhiệt miệng liên tục. Viêm lợi, viêm tủy răng và sâu răng cũng là nguyên nhân gây nhiệt miệng do vi khuẩn tấn công khoang miệng.

Bị nhiệt miệng nên ăn uống gì

Dưới đây là một số gợi ý về thực phẩm và thức uống có lợi cho bạn, khi bạn đang gặp tình trạng nhiệt miệng:

  • Chế biến thực phẩm mềm, ít gia vị và dễ nuốt

Khi bị nhiệt miệng, việc chế biến thực phẩm thành dạng mềm như soup canh ít gia vị và dễ nuốt sẽ giúp giảm cảm giác đau và khó chịu khi ăn uống. Điều này đảm bảo rằng bạn vẫn cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể mà không gặp khó khăn.

  • Ăn sữa chua

Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là lactobacillus acidophilus có khả năng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có hại trong miệng, giảm viêm đau do loét miệng. Hãy ăn khoảng 225g sữa chua tự nhiên mỗi ngày khi bạn bị nhiệt miệng để giảm cảm giác đau và viêm loét. Sau khi khỏi bệnh, vẫn nên duy trì việc ăn khoảng 60g sữa chua mỗi ngày để giữ cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh và ngăn ngừa tái phát nhiệt miệng.

Nên ăn sữa chua khi bị nhiệt miệng

  • Uống trà xanh hoặc trà đen

Trà xanh và trà đen đều có tác dụng làm mát cơ thể, giảm đau viêm do nhiệt miệng và giúp thanh nhiệt giải độc, từ đó phòng ngừa tái phát nhiệt miệng. Trà xanh còn chứa nhiều chất chống oxi hóa và dược chất có tác dụng kích thích quá trình phục hồi tổn thương. Uống trà xanh cho đến khi không còn cảm giác đau và viêm loét, sau đó, có thể tiếp tục uống hàng ngày để làm mát cơ thể và ngăn ngừa tái phát nhiệt miệng. Ngoài ra, trà đen cũng có thể giảm đau và sưng viêm do nhiệt miệng. Bạn có thể đắp túi trà đen ướt lên vết loét miệng trong 60 giây và thực hiện nhiều lần trong ngày để nhanh chóng lành vết loét. Uống khoảng 500-750ml trà đen mỗi ngày cũng có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

  • Bổ sung thực phẩm giàu sắt và khoáng chất

Thiếu sắt và các khoáng chất khác như kẽm có thể làm suy giảm hệ miễn dịch, làm tăng nguy cơ viêm loét miệng. Hãy bổ sung thực phẩm giàu sắt như thịt gà, trứng và súp lơ xanh để đảm bảo cung cấp đủ khoáng chất cho cơ thể.

  • Uống nước rau má

Nước rau má có tác dụng giải nhiệt và làm dịu cơ thể, đồng thời có khả năng làm giảm viêm đau do nhiệt miệng. Hoạt chất Triterpenoids trong rau má giúp kíDưới đây là một số gợi ý về thực phẩm và thức uống có lợi cho người bị nhiệt miệng.

Nên uống nước rau má khi bị nhiệt miệng

Lưu ý: Hãy tránh các loại thực phẩm có thể gây kích ứng hoặc làm tăng cảm giác đau như thực phẩm chứa acid (như cam, chanh), thực phẩm cay nóng, thực phẩm có chứa hóa chất kích ứng (như các loại gia vị hành tỏi), và thực phẩm có nhiệt độ cao.

Mỗi người có thể có các yêu cầu khác nhau trong việc ăn uống khi bị nhiệt miệng. Nếu tình trạng nhiệt miệng kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn cụ thể và điều trị phù hợp.

Trên đây là các cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày mà các bạn có thể tham khảo và áp dụng, nếu bạn gặp vấn đề về nhiệt miệng kéo dài ảnh hưởng đến quá trình ăn uống, giao tiếp của mình. Tuy nhiên tùy vào cơ thể của  mỗi người có thể có phản ứng khác nhau đối với các phương pháp trên, vì vậy hãy kiên nhẫn và theo dõi cơ thể của bạn để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Nếu bạn vẫn còn thắc mắc muốn biết thêm thông tin về cách trị nhiệt miệng và các vấn đề liên quan đến sức khỏe bạn đừng ngần ngại liên hệ với đội ngũ DƯỢC SĨ tại Nhà Thuốc Việt theo các hình thức sau:

Địa chỉ:

Nhà Thuốc Việt số 1: 596 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, Tp.HCM

Nhà Thuốc Việt số 2: 979 Phan Văn Trị, Phường 7, Quận Gò Vấp, Tp.HCM

– Hotline: 0985508450

– Zalo: 0985508450

– Website: nhathuocviet.vn

Hệ thống Nhà Thuốc Việt luôn sẵn sàng phục vụ và đồng hành cùng bạn để tìm ra giải pháp phù hợp nhất với bạn.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này!

 

Tin tức mới nhất

Tin tức nổi bật